Phân biệt các loại điện áp ⚡️ Cao thế ⚡️Trung thế ⚡️ Hạ thế
Việc phân biệt và nhận biết các loại điện áp tại mỗi quốc gia sẽ có những quy ước riêng. Tuy vậy, các nguyên tắc phân loại đều dựa vào các qui chuẩn toàn cầu về điện năng.
Bài viết dưới đây, [Giá kho] sẽ giúp bạn phân biệt và mối tương quan giữa điện áp với máy phát điện công nghiệp.
Khái niệm về các loại điện áp
Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường giữa hai điểm. Nó được biểu thị bằng hiệu số điện thế giữa hai điểm A và B trên một đoạn mạch điện, ký hiệu là U, V (đọc là Vôn) và được đo bằng vôn kế.
Tại Việt Nam, các loại điện áp được qui định theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7995:2009.
Dưới đây là các khái niệm về các loại điện áp này:
Điện hạ thế là gì?
Điện hạ thế là những dòng điện có điện áp dưới 1kV. Đường điện này dùng để cung cấp điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất thông thường.
Điện trung thế là gì?
Điện trung thế là những dòng điện có điện áp từ 1kV tối đa là 35kV. Chúng ta thường thấy những đường điện này ở những trụ điện bê tông, độ cao từ 9 đến 12m.
Điện cao thế là gì?
Điện cao thế là những dòng điện có điện áp trên 35kVA. Những đường điện này được đi trên những tháp sắt với khoảng cách rất cao so với mặt đất.
#4 cách phân biệt các loại điện áp
Dưới đây là các phương pháp phân biệt các loại điện hạ thế, trung thế và cao thế.
Phân biệt theo cấp điện áp
Điện áp hạ thế (LV): Tối đa là 1000V. Thông dụng là 220 – 380V
Điện áp trung thế (MV): 1kV đến 35kV. Thông dụng là 6kV, 10kV, 22kV, 35kV
Điện áp cao thế (HV), Cực cao (EHV) và siêu cao (UHV): Trên 35kV. Thông dụng là 110kV, 220kV và 500kV
Phân biệt theo các khoảng cách an toàn được quy định
Theo quy định, việc giữ khoảng cách an toàn điện là việc bắt buộc cần tuân thủ để tránh các nguy hiểm về tính mạng. Dưới đây là khoảng cách an toàn tối thiểu cần phải tuân thủ:
Khoảng cách an toàn của điện áp hạ thế: 0.3m
Khoảng cách an toàn của điện áp trung thế:
Từ 1kV đến 15kV: 0.7m
Từ 15kV đến 35kVA: 1m
Khoảng cách an toàn của điện áp cao thế:
Từ 35kV đến 110kV: 1.5m
Từ 110kV đến 220kV: 2.5m
Từ 220kV đến 500kV: 4.5m
Phân biệt theo phương pháp lắp đặt
Phương pháp lắp đặt đường dây dẫn điện ở mỗi loại điện áp sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào quy mô và mức độ sự dụng để điều chỉnh theo những quy chuẩn hợp lý:
- Đường điện hạ thế: Thường dùng cáp bọc vặn xoắn (4 sợi bện vào nhau) hoặc sử dụng 4 dây rời. Đường điện này được cố định lên cột điện bằng phương pháp kẹp treo hoặc sứ
- Đường điện trung thế: Sử dụng dây trần hoặc dây được bọc cách điện. Chúng được gắn lên trụ bằng sứ cách điện.
- Đường điện cao thế: Dùng dây trần, gắn lên trụ qua các chuỗi sứ cách điện.
Dấu hiệu nhận biết đường điện cao thế
Những tai nạn về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chúng ta cần nhận biết đường điện cao thế đó có điện áp là bao nhiêu, từ đó tuân thủ các khoảng cách an toàn tối thiểu được nêu trên.
Điện áp dưới 35kV: Dùng sứ đứng
Điện áp 35kV: Có thể dùng sứ đứng hoặc 3 – 4 bát/ chuỗi
Điện áp 110kV: Dùng 6 – 9 bát/ chuỗi
Điện áp 220kV: Dùng 12 – 14 bát/ chuỗi
Điện áp 500kV: Dùng 24 bát/ chuỗi
Các lưu ý quan trọng cần ghi nhớ
- Nội dung tại bài viết này nhằm mục đích cung cấp thông tin.
- Các cách phân biệt này dùng để nhận biết dòng điện. Từ đó, bạn sẽ có thêm thông tin để đảm bảo an toàn.
- Luôn tham khảo ý kiến từ chuyên gia. Không bao giờ được phép thao tác trên các mạch điện hoặc các công việc mà bạn không đủ chuyên môn.
- Dòng điện cao thế là liên quan đến việc truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi sử dụng. Không đứng gần các tháp điện này khi có dấu hiệu thời tiết bất thường.
Các dạng máy phát điện công nghiệp theo dòng điện áp
Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng, các nhà sản xuất máy phát điện công nghiệp luôn đưa ra những sản phẩm máy phát điện công nghiệp cho ra các dòng điện hạ thế và trung thế.
Máy phát điện hạ thế: 220 – 380V; Tần số: 50Hz
Máy phát điện trung thế: 3.3kV, 6.6kV, 10KV, 11kV; Tần số 50Hz