Bộ tải giả, thử tải máy phát điện công nghiệp
Bộ tải giả (Loadbank) là một thiết bị mô phỏng tải điện nhằm thay thế cho các thiết bị tiêu thụ điện thực tế trong hệ thống điện. Đây là thiết bị cần thiết để kiểm tra các nguồn điện được tạo ra trước khi đưa vào tải thật.
Bài viết này, [Giá kho] sẽ hướng dẫn về thiết bị này. Thêm vào đó là các lưu ý khi thử tải máy phát điện và các chiêu trò phân phối tại thị trường máy phát điện.
Ứng dụng của bộ tải giả
Các thiết bị cần thử tải thường thấy
- Máy phát điện: Tải giả giúp kiểm tra khả năng cung cấp công suất của máy phát điện, đảm bảo máy hoạt động ổn định và đáp ứng được nhu cầu tải thực tế.
- UPS (bộ lưu điện): Tải giả mô phỏng tình trạng mất điện lưới, giúp kiểm tra khả năng cung cấp điện dự phòng của UPS và đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.
- Bình ắc quy: Tải giả giúp kiểm tra dung lượng và hiệu suất của bình ắc quy, đảm bảo nguồn điện dự phòng hoạt động hiệu quả.
- Hệ thống điện năng lượng mặt trời: Tải giả giúp kiểm tra khả năng vận hành của hệ thống điện năng lượng mặt trời trong các điều kiện tải khác nhau.
Ứng dụng khác
Kiểm tra hệ thống điện nhà máy, tòa nhà trước khi đưa vào sử dụng.
Đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng của các thiết bị điện.
Thử nghiệm hệ thống điện khẩn cấp.
Nghiên cứu và phát triển các thiết bị điện mới.
So sánh các loại tải giả
Có hai loại tải giả, [Giá kho] sẽ nêu rõ ưu và nhược điểm như sau:
✔️ Loại tải | ⭐ Tải giả điện trở | ⭐ Tải giả điện tử |
✔️ Cách tạo ra tải | ⭐ Sử dụng điện trở | ⭐ Sử dụng linh kiện điện tử |
✔️ Ưu điểm | ⭐ Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản | ⭐ Hiệu suất lớn, mô phỏng được nhiều loại tải khác nhau. Có thể điều khiển chính xác |
✔️ Nhược điểm | ⭐ Hiệu suất thấp, tỏa nhiệt nhiều, chỉ mô phỏng được tải thuần trở | ⭐ Giá thành cao |
Ứng dụng của bộ thử tải cho máy phát điện công nghiệp
Như ở trên đã nói việc thử tải cho máy phát là để kiểm tra máy có đáp ứng đủ công suất. Chính vì vậy chỉ cần sử dụng tải giả điện trở là đủ đáp ứng với yêu cầu kiểm tra.
Cần thử tải giả trước khi lấy nguồn điện từ máy phát vào thiết bị. Vì những rủi ro khi chưa thông qua kiểm tra và hiệu chỉnh máy phát mà đưa điện vào thiết bị rất dễ xảy ra.
Các lưu ý khi thử tải máy phát điện công nghiệp
Lưu ý 1: Loại tải giả áp dụng để thử tải
Thông thường các đơn vị cung cấp tại thị trường Việt Nam sử dụng 2 loại tải giả điện trở:
- Tải thuần trở: Áp dụng cho máy phát điện công nghiệp công suất lớn. Vì thời gian hoạt động lâu dài 8 – 12 tiếng, nhờ đó bạn sẽ phát hiện ra các vấn đề của máy phát điện.
- Tải nước muối: Áp dụng cho máy gia đình công suất từ 15kVA trở lại vì loại tải này thời gian hoạt động liên tục thấp
Lưu ý 2: Trong quá trình thử tải
Trong quá trình thử tải cần quan sát khi tăng bước tải thì thời điểm đó động cơ có hoạt động êm ái không? Lên tải có mượt không?
Lưu ý 3: Kết quả thử tải
Khi chạy thử tải máy phát các thông số của máy phát có thể diễn ra các tình huống như sau:
- Máy yếu tải: Nghĩa là máy có vấn đề, không đúng công suất đã yêu cầu. Hoặc hệ thống làm mát của máy không chịu nổi khi lên bước tải lớn ở thời gian dài => máy kém chất lượng
- Máy chạy đủ tải: Lưu ý chạy đủ tải trong thời gian dài và các hệ thống của máy vẫn bình thường thì là máy đúng.
Lưu ý 4: Cách mà nhà phân phối máy giả qua mặt Khách hàng
Những máy phát điện làm giả sẽ không chịu nổi thời gian thử tải từ 4 tiếng trở lên.
Những máy làm giả sẽ làm những động cơ cũ lên mới hoặc sử dụng động cơ có vẻ ngoài giống thương hiệu sau đó dán teamplate.
Những nhà phân phối máy giả (Từ cũ lên mới) sẽ nâng động cơ lên bản cao hơn để đảm bảo thời gian hoạt động của máy phát.
Ví dụ:
Động cơ máy phát Mitsubishi Shanghai 1500kVA liên tục sử dụng là S12R-PTAA2-C.
Nhưng nhà phân phối giả cũ thành mới sẽ rất sợ những dòng động cơ cuối của mỗi series nên đối với máy công suất đó họ sẽ sử dụng S16R-PTA-C. Khi sử dụng động cơ này bạn chạy thử tải 8 tiếng vẫn không vấn đề.
Để biết công suất đó sử dụng động cơ nào hãy tham khảo thông tin sản phẩm tại [Giá kho]. Hãy lưu ý điều cuối cùng này!